Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012


ĐIẾU VĂN
(Kính viếng hương hồn Thầy giáo Phan Văn Ngoạn)

Kính thưa: - Anh linh Thầy giáo Phan Văn Ngoạn
- Thưa tang quyến;
- Thưa tất cả bà con, thân bằng quyến thuộc, thông tình sui gia của tang quyến;
- Thưa các thầy giáo, cô giáo trong Hội đồng Sư phạm trường THPT Trần Cao Vân, Tam Kỳ;
- Cùng các thế hệ cựu, tân Học sinh của Thầy Phan Văn Ngoạn.
Thầy giáo PHAN VĂN NGOẠN thân yêu của hết thảy chúng ta đã vĩnh viễn ra đi về cõi vĩnh hằng. Trong giờ phút đớn đau ly biệt này, tất cả chúng ta ngậm ngùi thương tiếc một người Thầy, một đồng nghiệp, suốt cuộc đời đã gắn bó, cống hiến tận tụy cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người. Để tỏ lòng tôn vinh và vĩnh biệt một Người Thầy, tất cả chúng ta hãy cúi đầu và dành một phút mặc niệm. (....)
Thầy PHAN VĂN NGOẠN sinh ngày 04 tháng 01 năm 1949 tại xã Quế Bình, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Xuất thân trong một gia đình Nho học và có truyền thống Cách mạng.
Thầy là con của Liệt sĩ:...................................................
Tuổi trẻ học Phổ thông và đỗ Tú tài toàn phần năm 1969. Thi đỗ vào trường Đại học Văn khoa Huế khóa học: 1969-1973. Học và tốt nghiệp Đại học chính quy chuyên ngành Việt- Hán tại Huế năm 1973.
     Từ năm 1973 đến 1975 Thầy đã công tác tại trường Trung học tổng hợp Nguyễn Huệ, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
     Từ năm 1975 đến năm 2007 Thầy công tác giảng dạy môn Văn tại trường Phổ thông Cấp 3 Trần Cao Vân, nay là trường THPT Trần Cao Vân Tam Kỳ.
Thầy đã nhiều năm là Tổ trưởng tổ Văn và một nhiệm kỳ làm Chủ tịch Công đoàn. Trong công việc và giảng dạy, Thầy là người tận tâm, tận lực, tận tụy và đầy trách nhiệm. Thầy đã hết lòng vì học sinh thân yêu. Trong gia đình, Thầy là người Chồng, người Cha sống có trách nhiệm, yêu thương và dạy dỗ 4 người con phương trưởng, nên người. Thầy cũng là một người bạn, một đồng nghiệp, một công dân của khối phố sống trung thực, thủy chung.
Ngã bệnh từ năm 2001, lần nhập viện gần nhất là đêm 6/10/2012. Do bệnh hiểm nghèo, mặc dù đã được các Y, Bác sĩ cứu chữa; gia đình tận tình chăm sóc, nhưng sức khỏe ngày càng suy kiệt, Thầy đã vĩnh viễn ra đi để về Cõi Vĩnh hằng lúc.......giờ......., ngày 15/10/ 2012, thọ 64 tuổi.
Trong giờ phút trang nghiêm này, trước linh cửu của Thầy, HĐSP trường THPT Trần Cao Vân và các thế hệ học sinh đau đớn tiếc thương, kính cẩn tiễn biệt Thầy về cõi Thiên thu!

Thầy giáo Phan Văn Ngoạn thân yêu ơi, Thầy hãy yên giấc với ngàn thu mây trắng.
Vẫn biết cuộc đời vốn Sinh ư ký- Tử ư quy sao day dứt chút tình chia biệt; Vẫn biết cuộc thế con tạo xoay vần, mất còn là quy luật, ấy mà sao khó tin nổi trời cao!
Nhớ Thầy xưa! Vóc dáng thư sinh, tính tình thuần hậu!
Vốn văn chương Hán học tinh thông, nghề Sư phạm chuyên cần, sống trọn vẹn tình thầy, nghĩa bạn.
Gia đình nề nếp ấm êm, trọn đạo học, giữ cương thường, lễ giáo;
Vợ chồng vẹn câu “Phu xướng phụ tùy”; Cha con vẹn chữ “ Phụ từ, tử hiếu”;
Gia tộc có người con hiếu thảo; lý lân thêm tình cảm sơ chung;
Bằng hữu chung tình chia bùi, sẻ ngọt; Đồng nghiệp ái thân chung vai gánh vác;
Trải qua bao sóng gió, nhọc nhằn; vất vả sớm hôm sách đèn, câu chữ;
Tiêu dao đôi chén rượu cuộc cờ, bay bổng vài dòng thơ, vế đối;
Thanh bần luôn giữ đạo làm Thầy, hiếu học mãi trọn vui đọc sách;
Những tưởng: Cuộc đời trăm tuổi có dư; ai đâu nghĩ cơn bạo bệnh vô tình.
Tình chồng vợ, bát cháo chén cơm thang thuốc; kéo tuổi thọ thêm nhiều tháng nhiều năm;
Đạo cha con, quạt lạnh ấm nồng, sớm thăm tối viếng; chăm sóc, đỡ đần mong cho cha khỏe, cha vui.
Nào ngờ đâu: Số trời đoạt định, con tạo trớ trêu!
Vợ mất chồng, nay mất hẳn người bạn đời hôm sớm; Con mất Cha, nay mất hẳn nơi cậy trông giữa cõi đời trăm ngã;
Trường vắng Thầy, cảnh cũ người xưa đâu tá; phấn trắng bảng đen như gợi mãi ân tình; Trang sách, câu thơ, cuộc cờ, chén rượu; vắng người rồi, ai đợi, ai trông...
Xót đau là mấy đoạn trường, tang tóc ấy những đầm đìa nước mắt.
Ôi thôi thôi!
Phút vĩnh biệt nói lời ly biệt: Sống, trọn đạo ân tình hiếu nghĩa; Thác vẹn câu “Lạc quốc siêu sinh”
Nguyện cầu cho hương hồn Thầy an cư nơi cõi thọ; Độ trì gia quyến Vĩnh thế kỳ xương!
Thương thay. Vĩnh biệt!                                           
                                                                                 Nhâm Thìn niên, quý Thu
          (Học sinh cũ: Lê Ngọc Bảy chấp bút)



Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

VẺ ĐẸP THANH KHIẾT CỦA HOA MAI


HOA MAI

                 Hoa mai gồm 5 cánh màu vàng (Thanh mai); 5 hoặc nhiều cánh màu trắng (Bạch mai); 5 cánh màu vàng sau đó đài hoa chuyển màu đỏ(Nhị độ mai); và còn nhiều giống mai khác. Giới thiệu quí hữu vài hình ảnh. Có dịp tôi sẽ luận bàn nhiều hơn về vẻ đẹp của hoa mai và sự linh diệu của nó trong ngày Tết...(Đây là mai tết năm Nhâm Thìn)



Thanh Mai (năm cánh, nụ như hoa hồng, hàm tiếu trước 1 ngày mới nở) 


Thanh Mai nhiều cánh, hương khá thơm, thế cây: Vũ Điệu Mùa Xuân (cây này có tuổi đời trên 30 năm)

                         
                       Thanh Mai nhiều cánh, hương khá thơm, (cây này có tuổi đời trên 20 năm)
Bài đăng bổ sung hình ảnh vào tối 22-12-2012. Ngọc Bảy

Thứ Năm, 10 tháng 6, 2010

CÂY QUẾ TRÀ MY

BÀI THUYẾT MINH VỀ:
CÂY QUẾ TRÀ MY
Quế là một lọai đặc sản của đất Trà My.Ta vẫn thường có câu :
‘Quế Trà My thơm hương rừng ngan ngát
Mía Điện Bàn thơm ngát mùi đường non’
Nhắc đến Trà My người ta liên tưởng ngay đến quế.Người Trà My đi đâu cũng tự hào khi nhắc tới quế,một loài cây chỉ ưa sống ở vùng đất khô ráo, không trũng nước thich nghi với khí hậu sáng nắng chiều mưa,nhiệt độ trung bình ở ngưỡng 37-38độ C,sinh trưởng và phát triển mạnh vào mùa khô.Cái nắng miền Trung gay gắt làm nhiều loài cây khó có thể sinh tồn nhưng với quế thì khác,nó sống và gắn bó lâu đời với người Trà My,không chỉ thơm ngan ngát mà quế còn có tác dung rất lớn,đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Quế là một loại thuốc quý,được dùng nhiều trong đông y và tây y,có tác dụng kích thích làm tăng sự tuần hoàn máu,gây co mạch,tăng bài tiết,sát trùng,chữa đau bụng,đi tả.Quế còn được dùng làm gia vị
Ngoài khai thác vỏ là chính,quế còn cung cấp gỗ, dùng để ngâm rượu,uống rất thơm,thoang thoảng mùi hương quế mà người ta vẫn gọi là hương rừng Trà My.
Ngoài ra quế còn có tác dụng là dùng để xuất khẩu ra nước ngoài,bán đi khắp các tỉnh thành để làm dầu xoa bóp…Cây quế là một loại cây đặc biệt,từ lá,thân,cành,đến rễ đều có một tác dụng riêng
Lá của quế rụng xuống phơi khô để bán dùng làm nhan thắp hoặc các gia vị để nấu…lá quế khi khô chuyển từ màu xanh sang màu nâu.Có 2 loại quế là quế Nam và quế Bắc,giữa 2 loại có sự khác nhau rõ rệt:lá quế Nam thì dài,nhọn và nhỏ,có màu xanh thẩm hơn quế Bắc.Vì được lai tạo nên quế Bắc có lá to hơn tròn hình bầu dục,màu xanh nhạt.
Sau lá quế là đến thân quế.Thân quế gồm có hai phần:vỏ và lõi.Vỏ thì dùng làm dầu thoa,ngâm rượu,làm thuốc bắc,là vị thuốc chữa các chứng đau bụng,đau đầu…rất hữu hiệu.Còn lõi của quế,nhỏ thì dùng làm củi,củi của quế nấu cháy rất nhanh,lại thoang thoảng thơm…Nếu lớn thì dùng để đóng các vật dụng như;bàn ,ghế,tủ…gỗ quế có mặt nhẵn,bóng và có độ bền rất lâu.
Giữa 2 loại quế Nam và quế Bắc còn có sự khác nhau về thân cây.Quế Nam thân tỏa nhiều cành nhánh vỏ xù xì còn quế Bắc thì thân lại thẳng hơn,ít cành lá và vỏ thì ít xù xì hơn.Cành của quế Nam thì có độ cong hơn so với quế Bắc.Sự khác nhau rõ rệt nhất của hai loại quế này chính là hương của quế,muốn biết sự khác nhau ta phải ăn vào mới cảm nhận được.
Quế nam thì cay nhưng không nồng,ngọt dịu còn quế Bắc lại cay nhưng nồng và ít đậm đà hơn.
Quế Trà My được biết đến với cái tên ‘Cao Sơn Ngọc Quế’chính là quế Nam,là loại quế được thế giới ưa chuộng nên có giá trị cao hơn so với các loại quế khác và đã trở thành hình ảnh gần gũi thân thương,một sản phẩm có giá trị về kinh tế và tinh thần,ngày càng làm đẹp thêm dải đất Trà My hùng vĩ.
Núi rừng Trà My với bao la là sông núi,là dòng ssông Trường nước chảy tuôn trào,hiền hòa,dòng sông Tranh êm ả trôi,la thung lũng tình yêu nơi đèo Liêu cao vót,là những khúc đường quanh co nhiều ngõ,là sự chân tình gần gũi mến khách của người Trà My và là hương quế thơm ngan ngát.Nói đến Trà My là nói đến sứ sở của quế,của những lễ hội đâm trâu huê,là tiêng cồng chiên vang dội núi rừng,là tình yêu là tấm lòng của người Trà My
Quế gắn với con người nơi đây từ bao đời nay,đứng hiên ngang dù bão táp,dù mưa giông,gió lớn quế vẫn lớn lên và phát triễn mạnh.
Rễ quế là gốc là nền tảng của toàn cây quế,nó không có tác dụng về mặt kinh tế.Rễ của quế là rễ cọc song vẫn phát chùm,lấy chất dinh dưỡng ở tầng đất trên,quế được trồng ở nhiều địa hình nhiều loại đất khác nhau.Cây quế đòi hỏi khí hậu phù hợp mới sinh tồn và phát triễn mạnh và cho chất lượng tinh dầu cao.
Giai đoạn sinh trưởng và phát triễn của cây quế diễn ra qua nhiều thời điểm khác nhau.Quế thường được ươm ở các khu vườn ươm lớn,dâm hạt quế vào bầu,cho ánh sáng và nhiêt độ ở khoảng 34-35 độ C để bén rễ,thời gian cho quế bán rễ độ 15-30 ngày.Sau đó đem trồng,vì ở trong bầu nên khi đem trồng cần phải vào thời điểm mưa nhưng không được mưa dầm,trồng ở đất đồi,nơi khô ráo,loài quế không ưa nước ngập,nếu ngập nước quế sẽ thối rễ và chết.Khi đào hố trồng phải từ 20-25cm đất,không được quá sâu.Thời gian lớn lên của quế là rất lâu,để có được một cây quế cho tinh dầu cần mất từ 10-20 năm,trong khoảng thời gian đó cần chăm sóc thật chu đáo.
Để quế sống và phát triễn cần chăm sóc kỹ lưỡng nhưng khi quế đã lớn thì khó có thể chết,loài quế anh dũng và gần gũi như người Trà My vậy.
So với nhiều loại cây khác,quế có rất nhiều ưu điểm ở chỗ nó hợp với khí hậu sáng nắng chiều mưa của Trà My,hợp với đất nơi đây và hơn hết dễ trồng lại cho hiệu quả kinh tế cao.So với quế thì xà cừ mất thời gian trồng lâu hơn nhưng dễ chết khi nắng lâu ngày hay cây keo dễ gãy khi mưa giông vì cây keo rất giòn…
Cái đầu tiên khi bạn đặt chân lên mảnh đất này sẽ thấy là những rừng quế xanh um tùm,quế như người bạn tâm tình của con người Trà My,bao đời nay nó giúp người Trà My đổi mới,đưa người Trà My thoát nghèo…

Và có lẽ vì thế mà trong tác phẩm ‘Nước Non Ngàn Dặm’ nhà thơ Tố Hữu đã hơn một lần nhắc đến quế Trà My như một đặc sản,một niềm tự hào của người Trà My nói riêng và của người Việt Nam nói chung. Cái làm nên đặc trưng riêng của quế Trà My chính là ‘Hương Quế Trà My’.Theo nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian Nguyễn Văn Bổn đã công bố các truyền thuyết sưu tầm được liên quan đến cây quế Trà My vô cùng cảm động và đầy màu sắc lãng mạn,khi công chúa Trần Huyền Trân từ biệt xã tắc và người yêu,cất bước vu quy để mang về cho tổ quốc hai châu Ô và Lý,lúc nàng gạt nước mắt cũng là lúc mùi hương từ mái tóc dài óng mượt bay tạt vào rừng,từ đó khắp vùng ấy trở thành rừng quế,cây nào cũng thơm lừng lựng.
Một truyền thuyết khác kể rằng: Huyền Trân lúc trở thành hoàng hậu đã mắc phải căn bệnh phong thấp kho chữa,vua Xiêm là Chế Mân đã sai người hầu lên rừng Trà My để lấy cho đươc gỗ quế đem về làm guốc cho nàng mang và cũng từ đó nàng khỏi bệnh…
Đến năm nay là đúng 703 ngày Huyền Trân công chúa hy sinh tình riêng để giang sơn được hòa hảo,bờ cõi Đại Việt mở rộng về phương nam.Theo Thời gian,tấm lòng thơm thảo của công chúa Huyền Trân cùng với hương quế Trà My vẫn còn phảng phất…
Ai đã một lần đến Trà My sẽ chẳng bao giờ có thể quên được nơi đây với biết bao cảnh đẹp,bao tâm tình người Trà My mến khách,bao lễ hội cồng chiên,bao nhà ưng,nhà rông …và có lẽ sẽ mãi không bao giờ quên được mùi hương rừng man mác,mùi thơm nồng của quế, và chén rượu quế thơm mãi,lưu luyến mãi lòng người đi. Và nếu ai chưa một lần đến Trà My xin hãy đặt chân đến mảnh đất này để nghe âm vang của tiếng cồng chiên vang dội, để hòa mình vào những lễ hội thâu đêm, để ăn những món ăn dân dã, để nghe tiếng chim kêu và tiếng suối róc rách và hơn hết để thưởng thức mùi thơm của quế, vị cay dịu ngọt như tình người nơi đây của quế.

CÂY QUẾ TRÀ MY

BÀI THUYẾT MINH VỀ:
CÂY QUẾ TRÀ MY
Quế là một lọai đặc sản của đất Trà My.Ta vẫn thường có câu :
‘Quế Trà My thơm hương rừng ngan ngát
Mía Điện Bàn thơm ngát mùi đường non’
Nhắc đến Trà My người ta liên tưởng ngay đến quế.Người Trà My đi đâu cũng tự hào khi nhắc tới quế,một loài cây chỉ ưa sống ở vùng đất khô ráo, không trũng nước thich nghi với khí hậu sáng nắng chiều mưa,nhiệt độ trung bình ở ngưỡng 37-38độ C,sinh trưởng và phát triển mạnh vào mùa khô.Cái nắng miền Trung gay gắt làm nhiều loài cây khó có thể sinh tồn nhưng với quế thì khác,nó sống và gắn bó lâu đời với người Trà My,không chỉ thơm ngan ngát mà quế còn có tác dung rất lớn,đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Quế là một loại thuốc quý,được dùng nhiều trong đông y và tây y,có tác dụng kích thích làm tăng sự tuần hoàn máu,gây co mạch,tăng bài tiết,sát trùng,chữa đau bụng,đi tả.Quế còn được dùng làm gia vị
Ngoài khai thác vỏ là chính,quế còn cung cấp gỗ, dùng để ngâm rượu,uống rất thơm,thoang thoảng mùi hương quế mà người ta vẫn gọi là hương rừng Trà My.
Ngoài ra quế còn có tác dụng là dùng để xuất khẩu ra nước ngoài,bán đi khắp các tỉnh thành để làm dầu xoa bóp…Cây quế là một loại cây đặc biệt,từ lá,thân,cành,đến rễ đều có một tác dụng riêng
Lá của quế rụng xuống phơi khô để bán dùng làm nhan thắp hoặc các gia vị để nấu…lá quế khi khô chuyển từ màu xanh sang màu nâu.Có 2 loại quế là quế Nam và quế Bắc,giữa 2 loại có sự khác nhau rõ rệt:lá quế Nam thì dài,nhọn và nhỏ,có màu xanh thẩm hơn quế Bắc.Vì được lai tạo nên quế Bắc có lá to hơn tròn hình bầu dục,màu xanh nhạt.
Sau lá quế là đến thân quế.Thân quế gồm có hai phần:vỏ và lõi.Vỏ thì dùng làm dầu thoa,ngâm rượu,làm thuốc bắc,là vị thuốc chữa các chứng đau bụng,đau đầu…rất hữu hiệu.Còn lõi của quế,nhỏ thì dùng làm củi,củi của quế nấu cháy rất nhanh,lại thoang thoảng thơm…Nếu lớn thì dùng để đóng các vật dụng như;bàn ,ghế,tủ…gỗ quế có mặt nhẵn,bóng và có độ bền rất lâu.
Giữa 2 loại quế Nam và quế Bắc còn có sự khác nhau về thân cây.Quế Nam thân tỏa nhiều cành nhánh vỏ xù xì còn quế Bắc thì thân lại thẳng hơn,ít cành lá và vỏ thì ít xù xì hơn.Cành của quế Nam thì có độ cong hơn so với quế Bắc.Sự khác nhau rõ rệt nhất của hai loại quế này chính là hương của quế,muốn biết sự khác nhau ta phải ăn vào mới cảm nhận được.
Quế nam thì cay nhưng không nồng,ngọt dịu còn quế Bắc lại cay nhưng nồng và ít đậm đà hơn.
Quế Trà My được biết đến với cái tên ‘Cao Sơn Ngọc Quế’chính là quế Nam,là loại quế được thế giới ưa chuộng nên có giá trị cao hơn so với các loại quế khác và đã trở thành hình ảnh gần gũi thân thương,một sản phẩm có giá trị về kinh tế và tinh thần,ngày càng làm đẹp thêm dải đất Trà My hùng vĩ.
Núi rừng Trà My với bao la là sông núi,là dòng ssông Trường nước chảy tuôn trào,hiền hòa,dòng sông Tranh êm ả trôi,la thung lũng tình yêu nơi đèo Liêu cao vót,là những khúc đường quanh co nhiều ngõ,là sự chân tình gần gũi mến khách của người Trà My và là hương quế thơm ngan ngát.Nói đến Trà My là nói đến sứ sở của quế,của những lễ hội đâm trâu huê,là tiêng cồng chiên vang dội núi rừng,là tình yêu là tấm lòng của người Trà My
Quế gắn với con người nơi đây từ bao đời nay,đứng hiên ngang dù bão táp,dù mưa giông,gió lớn quế vẫn lớn lên và phát triễn mạnh.
Rễ quế là gốc là nền tảng của toàn cây quế,nó không có tác dụng về mặt kinh tế.Rễ của quế là rễ cọc song vẫn phát chùm,lấy chất dinh dưỡng ở tầng đất trên,quế được trồng ở nhiều địa hình nhiều loại đất khác nhau.Cây quế đòi hỏi khí hậu phù hợp mới sinh tồn và phát triễn mạnh và cho chất lượng tinh dầu cao.
Giai đoạn sinh trưởng và phát triễn của cây quế diễn ra qua nhiều thời điểm khác nhau.Quế thường được ươm ở các khu vườn ươm lớn,dâm hạt quế vào bầu,cho ánh sáng và nhiêt độ ở khoảng 34-35 độ C để bén rễ,thời gian cho quế bán rễ độ 15-30 ngày.Sau đó đem trồng,vì ở trong bầu nên khi đem trồng cần phải vào thời điểm mưa nhưng không được mưa dầm,trồng ở đất đồi,nơi khô ráo,loài quế không ưa nước ngập,nếu ngập nước quế sẽ thối rễ và chết.Khi đào hố trồng phải từ 20-25cm đất,không được quá sâu.Thời gian lớn lên của quế là rất lâu,để có được một cây quế cho tinh dầu cần mất từ 10-20 năm,trong khoảng thời gian đó cần chăm sóc thật chu đáo.
Để quế sống và phát triễn cần chăm sóc kỹ lưỡng nhưng khi quế đã lớn thì khó có thể chết,loài quế anh dũng và gần gũi như người Trà My vậy.
So với nhiều loại cây khác,quế có rất nhiều ưu điểm ở chỗ nó hợp với khí hậu sáng nắng chiều mưa của Trà My,hợp với đất nơi đây và hơn hết dễ trồng lại cho hiệu quả kinh tế cao.So với quế thì xà cừ mất thời gian trồng lâu hơn nhưng dễ chết khi nắng lâu ngày hay cây keo dễ gãy khi mưa giông vì cây keo rất giòn…
Cái đầu tiên khi bạn đặt chân lên mảnh đất này sẽ thấy là những rừng quế xanh um tùm,quế như người bạn tâm tình của con người Trà My,bao đời nay nó giúp người Trà My đổi mới,đưa người Trà My thoát nghèo…

Và có lẽ vì thế mà trong tác phẩm ‘Nước Non Ngàn Dặm’ nhà thơ Tố Hữu đã hơn một lần nhắc đến quế Trà My như một đặc sản,một niềm tự hào của người Trà My nói riêng và của người Việt Nam nói chung. Cái làm nên đặc trưng riêng của quế Trà My chính là ‘Hương Quế Trà My’.Theo nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian Nguyễn Văn Bổn đã công bố các truyền thuyết sưu tầm được liên quan đến cây quế Trà My vô cùng cảm động và đầy màu sắc lãng mạn,khi công chúa Trần Huyền Trân từ biệt xã tắc và người yêu,cất bước vu quy để mang về cho tổ quốc hai châu Ô và Lý,lúc nàng gạt nước mắt cũng là lúc mùi hương từ mái tóc dài óng mượt bay tạt vào rừng,từ đó khắp vùng ấy trở thành rừng quế,cây nào cũng thơm lừng lựng.
Một truyền thuyết khác kể rằng: Huyền Trân lúc trở thành hoàng hậu đã mắc phải căn bệnh phong thấp kho chữa,vua Xiêm là Chế Mân đã sai người hầu lên rừng Trà My để lấy cho đươc gỗ quế đem về làm guốc cho nàng mang và cũng từ đó nàng khỏi bệnh…
Đến năm nay là đúng 703 ngày Huyền Trân công chúa hy sinh tình riêng để giang sơn được hòa hảo,bờ cõi Đại Việt mở rộng về phương nam.Theo Thời gian,tấm lòng thơm thảo của công chúa Huyền Trân cùng với hương quế Trà My vẫn còn phảng phất…
Ai đã một lần đến Trà My sẽ chẳng bao giờ có thể quên được nơi đây với biết bao cảnh đẹp,bao tâm tình người Trà My mến khách,bao lễ hội cồng chiên,bao nhà ưng,nhà rông …và có lẽ sẽ mãi không bao giờ quên được mùi hương rừng man mác,mùi thơm nồng của quế, và chén rượu quế thơm mãi,lưu luyến mãi lòng người đi. Và nếu ai chưa một lần đến Trà My xin hãy đặt chân đến mảnh đất này để nghe âm vang của tiếng cồng chiên vang dội, để hòa mình vào những lễ hội thâu đêm, để ăn những món ăn dân dã, để nghe tiếng chim kêu và tiếng suối róc rách và hơn hết để thưởng thức mùi thơm của quế, vị cay dịu ngọt như tình người nơi đây của quế.

Thứ Tư, 9 tháng 6, 2010

BÁCH TÁNH QUẬN

BÁCH TÁNH QUẬN
BÁCH TÁNH QUẬN 百 姓郡

TT
HỌ
QUẬN
GHI CHÚ
01
Triệu 趙
Thiên Thuỷ 天 始

02
Tiền 錢
Bành Thành 彭 城

03
Tôn 孫
An Lạc 安 樂

04
Lý 李
Lũng Tây 隴 西
Việt Nam
05
Chu 周
Nhữ Nam 汝 南

6
Ngô 吳
Diên Lăng 延 陵
Việt Nam
7
Trịnh 鄭
Vinh Dương 榮 陽
Việt Nam
8
Vương 王
Thái Nguyên 太 原

9
Phùng 馮
Thuỷ Bình 始 平
Việt Nam
10
Trần 陳
Dĩnh Xuyên 穎 川
Việt Nam
11
Chử 褚
Hà Nam 河 南

12
Vệ 衛
Hà Đông 河 東

13
Tưởng 蔣
Lạc An 樂 安

14
Trầm 沈
Ngô Hưng 吳 興

15
Hàn 韓
Nam Dương 南 陽

16
Dương 楊
Hoằng Nông 弘 農
Việt Nam
17
Châu 朱
Phái Quốc 沛 國
Việt Nam
18
Thái 泰
Thiên Thủy 天 始
Việt Nam
19
Vưu 尤
Ngô Hưng 吳 興

20
Hứa 許
Cao Dương 高 陽
Việt Nam
21
Hà 何
Lư giang 廬 江
Việt Nam
22
Lữ 呂
Hà đông 河 東

23
Thi 施
Ngô Hưng 吳 興

24
Trương 張
Thanh Hà 清 河
Việt Nam
25
Khổng 孔
Đông lỗ 東 魯

26
Tào 曹
Tiếu / Triều quốc 譙 國

27
Nghiêm 嚴
Thiên thủy 天 水

28
Hoa 華
Vũ lăng 武 陵

29
Kim 金
Bành thành 彭 城

30
Ngụy 魏
Cự lộc 鉅 鹿

31
Đào 陶
Tế Dương 濟 陽
Việt Nam
32
Khương 姜
Thiên thủy 天 水

33
Thích 戚
Đông Hải 東 海

34
Tạ 謝
Trần Lưu 陳 留
Việt Nam
35
Trâu 鄒
Phạm Dương 範 陽

36
Dụ 喻
Giang hạ 江 夏

37
Bách 柏
Ngụy 魏

38
Thủy 水
Ngô hưng 吳 興
Việt Nam
39
Đậu 竇
Phù phong 扶 風
Việt Nam
40
Chương 章
Hà gian 河 間

41
Vân 雲
Lang gia 瑯 琊

42
Tô 蘇
Vũ công 武 功

43
Phan 潘
Vinh dương 榮 陽
Việt Nam
44
Cát 葛
Hiệt khâu 頡 邱

45
Hề 奚
Bắc hải 北 海

46
Phạm 範
Cao bình 高 平
Việt Nam
47
Bành 彭
Lũng tây 隴 西

48
Lang 郎
Trung sơn 中 山

49
Lỗ 魯
Phù phong 扶 風

50
Vi 葦
Kinh triệu 京 兆

51
Xương 昌
Nhữ nam 汝 南

52
Mã 馬
Phù phong 扶 風

53
Miêu 苗
Đông dương 東 陽

54
Phượng 鳳
Cáp dương 郃 陽

55
Hoa 華
Đông bình 東 平

56
Phương 方
Hà nam 河 南

57
Du 俞
Hà gian 河 間

58
Nhiệm 任
Đông an 東 安

59
Viên 袁
Nhữ nam 汝 南

60
Liễu 柳
Hà đông 河 東

61
Phong 酆
Kinh triệu 京 兆

62
Bảo 鮑
Thượng()... .上....

63
Sử 史
Kinh triệu 京 兆

64
Đường 唐
Tấn dương 晉 陽

65
Phí 費
Giang hạ 江 夏

66
Khiêm(----)
Hà đông 河 東

67
Sầm 岑
Nam dương 南 陽

68
Tiết 薛
Hà đông 河 東

69
Lôi 雷
Phùng ...() 馮 (-)

70
Hạ 賀
Quảng bình 廣 平

71
Nghê 倪
Thiên thừa 千 乘

72
Thang 湯
Trung sơn 中 山

73

Nam dương 南 陽

74
Ân 殷
Nhữ nam 汝 南

75
La 羅
(...) chương 章
Việt Nam
76
Tất 畢
Hà nam 河 南

77
Hác 郝
Thái nguyên 太 原

78
Ổ 鄔
Thái nguyên 太 原

79
An 安
Vũ lăng 武 陵

80
Thường 常
Bình nguyên 平 原

81
Lạc 樂
Nam dương 南 陽